Giá dầu giảm do nhà đầu tư lo ngại mức cắt giảm sản lượng dầu từ OPEC+ chưa đủ bù nhu cầu dầu sụt giảm mạnh
Giá dầu giảm do nhà đầu tư nghi ngờ thỏa thuận giữa Tổ chức
Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh dầu mỏ về cắt giảm hạn mức
sản lượng dầu sẽ không đủ để bù lại việc sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu do đại dịch
Covid-19 gây ra. OPEC và các nước liên minh gồm Nga (OPEC+) đã thống nhất cắt
giảm sản lượng dầu 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến tháng 6/2020. Trước khi dịch
Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến vận tải và hoạt động kinh tế toàn cầu, mức 10
triệu thùng dầu/ngày tương đương khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu.
OPEC+ kỳ vọng các nước sản xuất dầu khác gồm Mỹ sẽ cắt giảm
thêm 5 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, Washington chưa đề xuất tham gia và
ngay cả khi tham gia thì tổng mức cắt giảm sản lượng dầu chỉ đạt khoảng một nửa
lượng sụt giảm 30% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,36 USD/thùng (tức giảm 4,1%)
đạt mức 31,48 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI tại Mỹ giảm 2,33 USD/thùng (tức
giảm 9,3%) đạt mức 22,76 USD/thùng.
Giới phân tích cho rằng giá dầu giảm là kết quả của thực tế
dù OPEC cắt giảm hạn mức sản lượng như kỳ vọng nhưng vẫn còn quá nhiều nguồn dầu
thô vật chất để bán trong khi việc vận tải dầu gặp trở ngại và có quá ít người
mua dầu.
OPEC+ cho biết sẽ hạ dần mức cắt giảm sản lượng dầu xuống khoảng
8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay và hạ xuống 6 triệu
thùng/ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022.
Giá dầu đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm
qua vào cuối tháng 3 do OPEC+ không thể đạt được thỏa thuận về cắt giảm hạn mức
sản lượng dầu và do nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm mạnh bởi ảnh hưởng từ dịch
Covid-19. Ả Rập Xê Út và Nga đã khơi mào cuộc chiến giá dầu nhằm giành lấy thị phần
trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sụt giảm. Giá dầu phục hồi từ đầu
tháng 4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng Ả Rập Xê Út và
Nga sẽ kết thúc cuộc chiến giá dầu.
OPEC+ sẽ tổ chức thêm một cuộc họp trực tuyến vào ngày hôm
nay (10/4) để đánh giá thị trường dầu. Các bộ trưởng năng lượng từ nhóm các nền
kinh tế lớn G20 cũng sẽ tham gia cuộc họp qua điện thoại do Ả Rập Xê Út tổ chức
vào ngày hôm nay để cùng xem xét việc tham gia biện pháp cắt giảm sản lượng dầu
nhằm bình ổn giá dầu.
Mức cắt giảm 10 triệu thùng dầu/ngày là mức lớn nhất từng được
OPEC thống nhất nhưng Nga cho biết chỉ cắt giảm sản lượng dầu nếu Mỹ tham gia
thỏa thuận.
Mỹ chưa cam kết việc cắt giảm sản lượng dầu dù cho biết sản
lượng dầu sẽ giảm dần do giá dầu giảm. Tổng thống Donald Trump cảnh báo Ả Rập
Xê Út rằng Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nếu nước này không cắt giảm hạn mức
sản lượng dầu.
(Thông tin mang tính tham khảo)
BlogDuBao.Com
Đăng bình luận