Vàng đang ở chu kỳ tăng giá dài hạn?
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông
Donald Trump đã từng phát biểu: “Quý vị hãy nhìn những gì mà Trung Quốc đang
làm đối với đất nước chúng ta xét về khía cạnh xuất khẩu. Họ đang phá giá đồng nội
tệ của họ và không có ai trong chính phủ của chúng ta chống lại điều đó… Họ
đang sử dụng đất nước chúng ta như một con heo đất để tái thiết Trung Quốc và
nhiều nước khác đang làm điều tương tự.” “Đất nước chúng ta đang gặp rắc rối
sâu sắc. Chúng ta không biết mình đang làm gì để đối mặt với tình trạng phá giá
tiền tệ và tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đã làm tốt nhất
điều đó. Những gì họ đang làm là điều rất tồi tệ đối với chúng ta.”
Có lẽ đã từ rất lâu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuẩn bị kỹ
càng cho cuộc chiến tranh thương mại và chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc và
nhiều nước khác. Không giống như những người tiền nhiệm vốn chủ trương một đồng
USD mạnh, ông Trump theo đuổi mục tiêu duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp và đồng
USD yếu để củng cố thị trường lao động, đẩy mạnh sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Ông Trump thường xuyên gây sức ép để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi
suất cơ bản trong năm nay.
Vàng có thể điều chỉnh giảm vài phiên về vùng 1.375 USD/oz trước khi tiếp tục đà tăng?
Dường như đã nhận thấy nguy cơ đồng USD có thể rơi vào chu kỳ
giảm giá, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tích cực mua vàng vào dự trữ
ngoại hối quốc gia. Các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vàng bởi vì một
xu thế phổ biến là giá vàng thường tăng khi đồng USD giảm.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) thì trong năm
2019, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua hơn 200 tấn vàng, sức mua
cao nhất kể từ năm 2010. Nga và Trung Quốc là hai nước mua vàng nhiều nhất, đặc
biệt là Nga. Các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Ấn Độ, Iraq, Ba Lan,
Hungary, Philippin cũng mua vàng vào dự trữ ngoại hối quốc gia.
Huỳnh Nhật Hà
Đăng bình luận